Quy tắc sắp xếp thuốc trong gia đình để dễ dàng quản lý và xây dựng thói quen uống thuốc đủ đều

  • Trang chủ
  • Blog
  • Quy tắc sắp xếp thuốc trong gia đình để dễ dàng quản lý và xây dựng thói quen uống thuốc đủ đều
image

Quy tắc sắp xếp thuốc trong gia đình để dễ dàng quản lý và xây dựng thói quen uống thuốc đủ đều

"Thuốc ngày nào cũng phải uống mà cứ nhớ nhớ quên quên, lúc cần uống thuốc thì đi tìm mãi không thể nhớ ra nổi vỉ thuốc để đâu" - đó là những lời "thở than" mà JOYDY thường được nghe khi bước vào dọn dẹp ngăn nắp tủ thuốc cùng các khách hàng.

Rõ ràng nhà ai cũng có hộp thuốc nhưng có vẻ như vẫn không thể ngăn nắp nổi. Hoặc là uống xong tiện tay để rải rác trong nhà, khi thì thuốc mới, thuốc cũ cứ loạn cả lên bên trong hộp thuốc.

Vậy sắp xếp thuốc trong gia đình ra sao để không chỉ giúp chúng ta dễ dàng theo dõi lượng thuốc đang sử dụng mà còn giúp tạo thói quen uống thuốc đều đặn, đúng giờ cho mọi thành viên? Dưới đây là một số quy tắc hữu ích trong việc tổ chức tủ thuốc gia đình chia sẻ từ kinh nghiệm tư vấn của JOYDY dành cho bạn.

 

1. Lưu ý chung

Tách thành 2 khu vực rõ ràng: Nên có một khu vực lưu trữ riêng biệt cho những loại thuốc dự trữ (kho) và khu vực cho những loại thuốc đang sử dụng hàng ngày. Điều này giúp tránh nhầm lẫn và dễ dàng theo dõi lượng thuốc đang dùng.

Quản lý thuốc theo từng nhóm người: Mỗi thành viên trong gia đình có thể có những loại thuốc riêng biệt. Ví dụ, ông bà vẫn còn khỏe thì nên tự quản lý thuốc của mình, trong khi thuốc chung của gia đình, như thuốc dự phòng, sẽ do vợ chồng quản lý.

Chỉ hỗ trợ sắp xếp khi có sự đồng ý: Trước khi sắp xếp hoặc thay đổi vị trí thuốc của bất kỳ ai, hãy chắc chắn rằng bạn đã nhận được sự đồng ý của người sử dụng thuốc (ông bà, giúp việc,...). Điều này giúp tránh nhầm lẫn và tôn trọng quyền tự quyết của người dùng thuốc.

 

2. Sắp xếp khu vực lưu trữ thuốc

Khu vực lưu trữ các loại thuốc chung của gia đình (thiết bị y tế, thuốc dự phòng) nên được đặt gần phòng khách, bếp hoặc những khu vực sinh hoạt chung. Ví dụ, kệ tivi, tủ bếp là những nơi dễ tiếp cận mà không gây cản trở.

Một mẹo nhỏ để tránh cảm giác căn nhà luôn có người ốm, đó là khi lưu trữ thuốc, nên ưu tiên cất vào các ngăn kéo hoặc tủ kín đáo, tránh trưng bày thuốc ra ngoài quá nhiều.

Tủ thuốc lưu trữ chỉ dành cho những hộp thuốc, thiết bị y tế, dụng cụ y tế mới chưa dùng đến. Thuốc đang sử dụng cần được đặt ở khu vực riêng biệt, không trộn lẫn với thuốc dự phòng hay thiết bị y tế khác.

 

3. Sắp xếp khu vực thuốc đang uống

Các loại thuốc đang sử dụng nên được lưu trữ trong phòng của từng thành viên, gần nơi uống nước. Ví dụ, ông bà có thể để thuốc trong phòng riêng để tiện cho việc sử dụng hàng ngày.

Tập trung thuốc đang dùng vào một chỗ, tránh tình trạng để thuốc rải rác trong nhà. Sử dụng khay hoặc hộp đựng để tập trung các loại thuốc đang sử dụng vào một chỗ. Điều này không chỉ giúp dễ dàng theo dõi mà còn giúp tạo thói quen uống thuốc đều đặn hơn.

454297235-2779860385516340-1454026837050672503-n.jpg

Khay mây để thuốc đang uống, nếu không có thuốc thì đây sẽ là khay đồ ăn vặt.

 

Nếu không muốn để thuốc lộ trên mặt bàn, có thể xếp chúng vào ngăn kéo gần nơi uống nước. Điều này giúp nhà cửa gọn gàng hơn mà vẫn tiện lợi khi cần sử dụng thuốc.

 

Sắp xếp tủ thuốc không chỉ giúp gia đình dễ dàng quản lý thuốc mà còn góp phần xây dựng thói quen uống thuốc đều đặn, đúng giờ. Một tủ thuốc gọn gàng, khoa học sẽ giúp mọi thành viên trong gia đình cảm thấy an tâm hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.

Ngoài những nguyên tắc sắp xếp chung, bạn có thể tham khảo thêm gợi ý cách sắp xếp thuốc với một số dụng cụ lưu trữ thuốc cụ thể trong chương trình cộng đồng KONMARI 101 - Ngăn nắp cho người mới bắt đầu để có hình dung rõ ràng hơn. Bạn cũng lưu ý là không nên sử dụng hộp thuốc chia ngăn theo ngày vì điều kiện bảo quản không đảm bảo có thể dễ gây ảnh hưởng tới tình trạng và các dược chất trong thuốc. Theo thống kê nho nhỏ của JOYDY thì người thường dùng khay chia thuốc sẵn lại là người hay quên uống thuốc nên điều quan trọng là bạn cần phá bỏ mâu thuẫn trong tư duy, cảm xúc và hành động, thống nhất mong muốn khỏe mạnh với hành động uống thuốc dứt điểm, đều đặn; hạn chế tích trữ thuốc và lắng nghe cảm nhận cơ thể để đánh giá và lựa chọn những loại thuốc phù hợp (thuốc bổ, thực phẩm chức năng), dễ dàng duy trì thói quen uống thuốc đều đặn nhé!

Chia sẻ

Bình luận

Đăng ký nhận tin