Bí kíp vượt tiếc nhanh chóng và dễ dàng

image

Bí kíp vượt tiếc nhanh chóng và dễ dàng

Dù nghe "vượt tiếc" có vẻ đáng sợ, nhưng khi được các tư vấn viên JOYDY dẫn dắt trong các phiên tư vấn thanh lọc đồ 1-1 thì hầu hết chị em đều cảm thấy dễ dàng hơn trong việc loại bỏ đồ tích trữ mà không có chút cảm giác gượng ép, day dứt, dằn vặt nào. Thậm chí là những món đồ đã khiến chủ nhân của chúng lưỡng lự không biết bao nhiêu lần cầm lên đặt xuống, không nỡ cho đi, đều được giải quyết gọn gàng bằng các câu hỏi dưới đây.

 

1. Lần tới bạn dùng món đồ là khi nào?

Làm rõ nhu cầu sử dụng là điều quan trọng nhất bạn cần xác định cụ thể với từng món đồ. Với rất nhiều món đồ đã lâu không sử dụng nhưng được giữ lại để dùng cho một-lúc-nào-đó, thì đây chính là câu thần chú đánh tan sự mơ hồ xung quanh những đồ vật này. Hãy trả lời thẳng thắn và thành thật với chính bản thân mình câu hỏi này nhé.
 
Bạn sẽ thấy là có những bộ đồ rất đẹp sẽ rơi vào trường hợp này. Bạn chờ cho tới khi mình giảm hoặc lên cân để mặc vừa chúng, nhưng thường tốc độ về size mong muốn của chúng ta ít khi bằng với tốc độ của nhà thỏ. Vì vậy thay vì luyến tiếc body chuẩn hay bộ đồ đẹp, hãy tạm biệt chúng và tận hưởng hiện tại vì tiêu chuẩn chính là bạn – mỗi người đều có những nét rạng rỡ riêng.
 
Một nhóm đồ khác cũng vô tình được tích trữ cực kỳ nhiều mỗi ngày mà bạn đang không nhận ra, đó chính là túi nilon. Với các gia đình đông người, nếu bạn tập hợp lại số lượng túi nilon được giữ lại dự phòng cho một dịp nào đó chắc sẽ nhiều đến mức bạn phải ngạc nhiên vì mức độ chiếm dụng không gian và sự luộm thuộm của chúng.
 
 

2. Món đồ có đáp ứng/ phản ánh đúng chất lượng sống bạn đang hướng tới không?

Chất lượng sống của bản thân là tiêu chí quan trọng trong việc chọn lựa thanh lọc đồ đạc. Có nhiều bộ trang phục người khác có thể khen đẹp nhưng khi mặc, bạn cảm nhận được chất liệu vải không được mềm mại dễ chịu, khiến bạn không thoải mái thì cảm nhận của bạn nên được ưu tiên trước hết.
 
Dấu hiệu đặc trưng khác của những món đồ phản ánh chất lượng sống thấp, đó là những món sờn chỉ, sứt mẻ, nứt nhẹ, ố màu ở những vị trí khó quan sát. Mặc dù chúng hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng, nhưng vô tình "nuôi dưỡng" lối sống tàm tạm, tặc lưỡi cho qua. Đồ đạc là thứ khiến chất lượng cuộc sống của con người tốt hơn. Bởi vậy, bạn hãy gửi lời chào tạm biệt tới những món đồ dưới tiêu chuẩn chất lượng sống, vì bạn xứng đáng với những điều tốt nhất và phù hợp nhất. Và đồ cũ có ra đi thì mới có không gian dành đón những món đồ mới chất lượng hơn, xứng đáng với bạn hơn, đúng không?
 
 

3. Giữ lại món đồ sẽ làm bạn thay đổi hành động ngay lập tức hay tiếp tục trì hoãn, áy náy?

Bạn có biết là chúng ta thường nhớ sâu sắc những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân, còn những gì về lý thuyết và lời nói thì thường đọng lại rất ít?
 
Thực ra không ai tránh khỏi những sai lầm trong quá trình mua đồ, nhận đồ, lựa đồ. Chắc chắn vẫn sẽ xuất hiện những món tưởng như phù hợp mà lại không hợp chút nào, tưởng sẽ dùng nhưng thực tế mãi mà bạn chẳng có nổi động lực lấy món đó ra.
 
Tiếp tục giữ lại là cách bạn trốn tránh "học bài học" cho chính mình. Hành vi trốn tránh phổ biến nhất mà các khách hàng thường chia sẻ với các tư vấn viên JOYDY là để đó tới bao giờ hỏng, hết hạn thì vứt đi sẽ cảm thấy đỡ tội lỗi hơn. Thực chất, cách làm này sẽ không tác động được vào hành vi mua sắm của bạn trong lần tiếp theo và bạn sẽ tiếp tục đi lại vết xe đổ đó (chi tiền cho những thứ không phù hợp, làng nhàng, theo cảm hứng).
 
Ngược lại, khi bạn cầm món đồ tiếc nuối trên tay và chậm lại 1 nhịp để hỏi bản thân vì sao mình không thích, vì sao không dùng và sau đó dứt khoát loại bỏ, kể cả khi chúng còn mới nguyên tag, hạn dùng còn dài, thì bạn sẽ ghi nhớ bài học đó một cách sâu sắc hơn. Đó chính là cách bạn dạy chính mình tư duy khi mua sắm những món đồ tiếp theo, xa hơn là với những lựa chọn trong cuộc sống của mình.
 
 

4. Bạn có đang sống cho hiện tại không?

Đây là câu hỏi JOYDY thường đặt ra cho khách hàng với những món đồ mang kỷ niệm. Chúng ta thường tiếc nuối những ký ức đi cùng với những món đồ kỷ niệm và cảm thấy những ký ức đó dường như là đẹp nhất, sâu sắc nhất hay là khó mà có lại được. Thế nhưng năng lượng và tâm trí của bạn sẽ dành cho quá khứ rất nhiều nếu giữ lại quá nhiều đồ kỷ niệm. Và thực sự là những mối quan hệ hiện tại, ngay lúc này mới là thứ đang đi cùng chúng ta, thực sự quan trọng đối với mỗi người.

 

Hãy đưa những món đồ được thanh lọc ra khỏi nhà trong vòng 7 ngày!

Cuối cùng, sau khi đã quyết định những món đồ bạn sẽ loại bỏ/ thanh lý, điều cần làm là nhanh chóng cho đi những món đồ cá nhân sau khi dọn dẹp, tốt nhất là trong vòng 7 ngày.
 
Chúng ta chỉ tập trung vào đồ đạc của bản thân, vì vậy hãy xử lý một cách nhanh chóng nhất việc cho đi đồ đạc để những túi đồ cho đi không làm ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình, cũng như không khiến cho bạn phải bận tâm về chúng thêm nữa. Càng sớm đưa ra khỏi nhà bao nhiêu thì tâm trí bạn càng chóng được giải phóng, nhẹ nhàng bấy nhiêu.
 
Trên đây là một vài kinh nghiệm, bí kíp của JOYDY khi tư vấn thanh lọc đồ đạc. Khi làm việc với nhiều khách hàng ở nhiều hoàn cảnh, backgrounds khác nhau, JOYDY hiểu mỗi cá nhân sẽ có những khó khăn riêng khi thanh lọc đồ đạc. Sự hỗ trợ từ các tư vấn viên KonMari với kinh nghiệm và sự sâu sắc của trải nghiệm sẽ là đòn bẩy giúp chị em vượt qua những khó khăn này một cách dứt khoát và nhanh chóng nhất.
 
Nếu bạn muốn tự tin, nhẹ nhàng loại bỏ những món đồ dư thừa, kém chất lượng ra khỏi không gian sống với sự hỗ trợ của các tư vấn viên, hãy tham gia chương trình tư vấn 1-1 để các tư vấn viên ngăn nắp JOYDY đồng hành cùng bạn ngăn nắp không gian, ngăn nắp cuộc sống nhé.

Chia sẻ

Bình luận

Đăng ký nhận tin