Dọn dẹp sạch sẽ khác hoàn toàn dọn dẹp ngăn nắp

  • Trang chủ
  • Blog
  • Dọn dẹp sạch sẽ khác hoàn toàn dọn dẹp ngăn nắp
image

Dọn dẹp sạch sẽ khác hoàn toàn dọn dẹp ngăn nắp

Khi bạn hình dung về việc dọn dẹp, ngay lập tức bạn sẽ nghĩ đến những thao tác như quét dọn, lau chùi, sắp xếp,.... với không gian đồ đạc. Tuy nhiên, những thao tác trên chỉ có thể giúp bạn làm sạch không gian, có nghĩa là đưa các món đồ từ tình trạng bụi bẩn trở nên sạch sẽ. Thực tế là để không gian từ  kết quả của việc dọn dẹp là một không gian gọn gàng, ngăn nắp thì khối lượng và tính chất công việc bạn cần làm sẽ hoàn toàn khác với dọn dẹp làm sạch.
 
Chỉ khi bạn phân biệt rõ ràng những công việc cần làm để đạt được 2 mục tiêu dọn dẹp rất khác nhau này, bạn mới có thể tiến tới duy trì sự ngăn nắp trong không gian. Phân công đúng người, làm đúng việc thì mới đem lại đúng kết quả bạn mong đợi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa dọn dẹp sạch sẽ và dọn dẹp ngăn nắp nhé!
 

1. Dọn dẹp sạch sẽ:

Công việc cần làm khi dọn dẹp sạch sẽ:
  • Loại bỏ rác
  • Lau chùi làm sạch
  • Cất đúng chỗ
Đặc điểm của dọn dẹp sạch sẽ:
  • Dọn hàng ngày
  • Có thể giao phó cho giúp việc hoặc người nhà
Nhìn chung, công việc dọn dẹp cho sạch sẽ là công việc đơn giản, không cần phải suy nghĩ, cân nhắc quá nhiều. Khi đã thành thói quen thì sẽ trơn tru và thực hiện với ít thời gian hơn. Tuy nhiên, việc dọn dẹp làm sạch khá nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại mỗi ngày, nếu không có thói quen thì công việc dọn dẹp giống như 1 gánh nặng ngốn nhiều thời gian và sức lực của bạn.
 
Tin vui là, nếu nhà bạn có giúp việc hoặc các thành viên cùng tham gia việc nhà thì công việc sẽ được giảm tải. Tin buồn là, nếu bạn không biết cách thì sẽ luôn phải đi sau rà soát, kiểm tra, thiếu bạn thì mọi thứ không thể gọn gàng.
Để gọn gàng thì chắc chắn phải dọn dẹp sạch sẽ nhưng chỉ dọn dẹp sạch sẽ thì chưa chắc đã gọn gàng, lý do vì gọn gàng liên quan đến quan điểm, phong cách và lối sống cá nhân, khi sống chung đó còn là sự hòa hợp các thành viên trong gia đình.
 
Sự hòa hợp ấy được tạo nên bởi sự thấu hiểu từng thành viên để xây dựng những quy tắc ngăn nắp chung trong gia đình. Gọn gàng vừa dễ lại vừa khó, dễ nếu biết cách, khó nếu hiểu sai cách thức vận hành.
 

2. Dọn dẹp ngăn nắp:

Công việc cần làm khi dọn dẹp ngăn nắp:
  • Đánh giá mục đích, nhu cầu sử dụng
  • Quyết định giữ hay bỏ
  • Quyết định nơi cất giữ
Đặc điểm của dọn dẹp ngăn nắp:
  • Dọn khi phát sinh
  • Gắn với quyền lợi và trách nhiệm cá nhân.
Khác với công việc dọn dẹp sạch sẽ, dọn dẹp ngăn nắp hầu hết là công việc cá nhân. Việc dọn dẹp liên quan trực tiếp đến mục đích và nhu cầu trong từng hoạt động gắn với không gian, đồ đạc. Vì vậy, bạn sẽ cần suy nghĩ và cân nhắc cẩn trọng trước khi quyết định và đồ đạc của ai gắn với quyền lợi và trách nhiệm của người đó. Cách đánh giá được mục đích, cảm xúc và nhu cầu với đồ đạc đã được JOYDY chia sẻ cụ thể trong khóa học KONMARI 101 - Ngăn nắp cho người mới bắt đầu. Trong khóa học này, bạn sẽ được chia sẻ cách đánh giá mục đích, nhu cầu sử dụng với nhóm đồ phụ kiện quần áo và tủ thuốc gia đình để từ đó ra quyết định giữ hay bỏ một cách chính xác nhất và giúp việc dọn dẹp ngăn nắp đạt hiệu quả cao hơn.
 

3. Hai giai đoạn của dọn dẹp ngăn nắp để duy trì ngăn nắp dài lâu:

Để dọn dẹp ngăn nắp và dễ dàng duy trì, bạn sẽ cần thiết lập trật tự ngăn nắp gắn với quyền lợi và trách nhiệm của từng cá nhân trong gia đình.
 
Vì vậy, dọn dẹp ngăn nắp sẽ được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: thiết lập không gian, xây dựng quy tắc cá nhân, gia đình
- Giai đoạn 2: kiểm tra rà soát điều chỉnh thói quen phù hợp lối sống
 
Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn quan trọng quyết định đến việc duy trì ngăn nắp và thao tác dọn dẹp sạch sẽ về sau này. Nó liên quan nhiều đến thói quen, văn hóa, nếp nhà vì vậy để thiết lập trật tự cần có phương pháp mới mang lại hiệu quả. Phương pháp ngăn nắp KonMari là phương pháp giúp mỗi người tự xây dựng lối sống cá nhân phù hợp bằng lộ trình dọn dẹp theo từng danh mục.
 
Sau khi giai đoạn thiết lập trật tự ngăn nắp đã hoàn thành, giai đoạn 2 - duy trì sẽ bao gồm cả việc theo dõi và cải tiến để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, hình thành thói quen lối sống mang phong cách riêng cho cá nhân và gia đình.
 
Ngăn nắp không chỉ giúp cuộc sống dễ dàng, nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc và cuộc sống, hơn nữa còn thể hiện phong cách sống cá nhân. Đó là việc quan trọng để hội nhập trong kỷ nguyên hiện đại, đầy thách thức và biến đổi này.

Chia sẻ

Bình luận

Đăng ký nhận tin