Hướng dẫn ngăn nắp phụ kiện quần áo theo phương pháp Konmari

  • Trang chủ
  • Blog
  • Hướng dẫn ngăn nắp phụ kiện quần áo theo phương pháp Konmari
image

Hướng dẫn ngăn nắp phụ kiện quần áo theo phương pháp Konmari

Khi đối mặt với đống phụ kiện quần áo của mình, bạn có thể cảm thấy quá tải và không biết bắt đầu từ đâu bởi bạn đã thử quá nhiều cách sắp xếp nhưng những món phụ kiện nhỏ xíu luôn "chực chờ" xới tung lên, ngay cả khi bạn đã sử dụng những khay chia ngăn, hộp đựng đồ thông minh. Khi ngăn nắp theo phương pháp ngăn nắp KonMari sẽ giúp bạn ngăn nắp phụ kiện quần áo một cách đơn giản nhưng hiệu quả và dễ duy trì ngăn nắp dài lâu.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ các bước để dọn dẹp ngăn nắp phụ kiện quần áo một cách dứt điểm, giúp bạn cảm thấy thoải mái và hài lòng hơn trong ngôi nhà của mình.

 

Chuẩn bị trước khi dọn dẹp phụ kiện quần áo

Trước khi bắt đầu việc tổ chức phụ kiện quần áo, việc chuẩn bị là rất quan trọng để quá trình diễn ra suôn sẻ. Phương pháp KonMari theo quy trình 4 bước gồm tập hợp, phân loại, chọn lọc và sắp xếp. Dưới đây là những bước chuẩn bị cần thiết:

1. Quy trình 4 bước ngăn nắp phụ kiện quần áo theo phương pháp Konmari

  • Tập hợp: Đầu tiên, bạn cần gom tất cả phụ kiện quần áo lại một chỗ để có cái nhìn tổng quan về số lượng và tình trạng của chúng.
  • Phân loại: Sau khi đã tập hợp, phân loại các phụ kiện thành từng nhóm chi tiết hơn dựa trên gợi ý từ bảng hướng dẫn phân loại Konmari.
  • Chọn lọc: Tiến hành lựa chọn những món đồ mà bạn thực sự yêu thích và mang lại niềm vui cho bạn.
  • Sắp xếp: Cuối cùng, sắp xếp các món đồ theo cách hợp lý và dễ tiếp cận, giúp không gian sống của bạn trở nên ngăn nắp và gọn gàng.

 

2. Trước khi dọn dẹp phụ kiện quần áo bạn cần chuẩn bị những gì?

  • Khăn và chất tẩy rửa: Để lau chùi khu vực làm việc và các món đồ nếu cần. Sử dụng khăn sạch và chất tẩy rửa nhẹ nhàng để không làm hư hại đến phụ kiện.
  • Túi đựng đồ cho đi: Để đựng các món đồ bạn quyết định từ bỏ. Đặt túi này ở một nơi dễ thấy để bạn dễ dàng bỏ vào khi quyết định từ bỏ món đồ nào.
  • Hộp sắp xếp phụ kiện: Để phân loại và lưu trữ các phụ kiện. Chọn các hộp hoặc khay có kích thước phù hợp với loại phụ kiện bạn có.
  • Danh mục phụ kiện in sẵn: Để bạn có thể dễ dàng phân loại và quản lý các nhóm phụ kiện. In danh mục này ra giấy hoặc lưu trong điện thoại để tiện theo dõi.
  • Thời gian: Dành ra khoảng 1 – 2 giờ để tập trung vào việc dọn dẹp, và hạn chế các yếu tố gây phân tâm như điện thoại và con cái. Bạn có thể lên kế hoạch cho việc này vào cuối tuần hoặc vào một thời điểm khi bạn có nhiều thời gian và sự tập trung.

 

 

Chi tiết 4 bước ngăn nắp phụ kiện quần áo theo phương pháp Konmari

1. Bước 1: Tập hợp phụ kiện

  • Chụp ảnh trước khi dọn: Trước khi bắt đầu quá trình dọn dẹp, hãy chụp ảnh không gian chứa phụ kiện của bạn (ảnh before). Điều này không chỉ giúp bạn có cái nhìn từ bên ngoài mà còn làm nổi bật sự khác biệt khi bạn hoàn tất công việc. Những bức ảnh này sẽ là động lực để bạn thấy rõ sự thay đổi và khích lệ bạn tiếp tục với những nhóm đồ khác.

  • Gom tất cả phụ kiện: Tập hợp tất cả phụ kiện quần áo từ mọi nơi trong nhà như ngăn kéo, tủ lưu trữ, và cả những nơi bạn có thể chưa nghĩ đến. Chất tất cả chúng thành một đống lớn trên giường hoặc sàn nhà. Đảm bảo bao gồm tất cả các món đồ, từ những món đang sử dụng đến những món chưa bao giờ dùng, còn nguyên bao bì hoặc tem mác. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và dễ dàng hơn trong việc phân loại và chọn lọc.

 

Lưu ý:

  • Đảm bảo không bỏ sót món nào. Nếu thấy đồ của mình ở những nơi khác sau khi dọn dẹp, hãy thu gọn ngay lập tức.
  • Đồ đạc của người thân nên để riêng ra và dọn dẹp sau. Điều này giúp bạn tập trung vào đồ của mình và không bị phân tâm.

2. Bước 2: Phân loại các nhóm phụ kiện quần áo

Chia các phụ kiện thành các nhóm chính theo Hướng dẫn phân loại chi tiết các nhóm phụ kiện quần áo. Đặt mỗi nhóm ở một khu vực riêng biệt trên giường để dễ dàng quan sát và phân loại. Điều này giúp bạn dễ dàng quyết định món đồ nào nên giữ lại và món nào cần loại bỏ.

Các nhóm đồ phụ kiện quần áo bao gồm:

  • Áo lót
  • Quần lót
  • Đồ định dáng
  • Tất
  • Đồ phụ trợ
  • Mũ, túi xách

Tải bảng hướng dẫn phân loại chi tiết các nhóm phụ kiện quần áo: https://drive.google.com/file/d/1NCpgEZt5GwvteUQ8Vi4HzRSZw6_4h0zH/view?usp=drive_link

Việc phân loại giúp bạn dễ dàng theo dõi từng nhóm và quyết định những món đồ nào cần được giữ lại hoặc loại bỏ.

 

3. Bước 3: Chọn lọc phụ kiện quần áo

Trong phương pháp ngăn nắp Konmari, việc chọn lọc giữ lại đúng những món đồ mang niềm vui (spark joy) có thể coi là một trong những yếu tố then chốt để duy trì ngăn nắp dài lâu. Hơn nữa, quá trình chọn lọc đồ đạc này là cơ hội để bạn tự hỏi và khám phá những sở thích, nhu cầu, mong muốn của mình để ra quyết định chính xác khi mua sắm đồ đạc, cụ thể ở đây là những món phụ kiện quần áo, sau khi kết thúc quá trình dọn dẹp ngăn nắp.

Việc chọn lọc và giữ lại những món phụ kiện quần áo mang niềm vui (cảm giác spark joy) khi mặc chúng, sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến hành vi sử dụng của bạn: bạn sẽ dùng chúng thường xuyên hơn, cảm thấy tự tin, trân trọng bản thân hơn khi mang những món phụ kiện đó.

Khi chọn lọc, hãy dựa vào bốn tiêu chí sau để xác định món đồ nào mang lại niềm vui và nên giữ lại:

  • Cảm nhận cơ thể: Cảm giác của bạn khi sử dụng món đồ như thế nào? Món đồ có vừa vặn, thoải mái và tôn vinh bạn không? Hay bạn cảm thấy nó quá chật, bí, hoặc không phù hợp?
  • Tần suất sử dụng: Bạn có thường xuyên sử dụng món đồ đó không? Nó có phải là món đồ cần thiết cho mùa cụ thể, cho các sự kiện đặc biệt, hay dễ phối hợp với trang phục khác?
  • Trạng thái đồ vật: Món đồ có còn mới và chất lượng tốt không? Hay nó đã cũ, dão, bạc màu, hoặc có vết ố?
  • Ưu tiên hành động: Bạn có thường xuyên quên sửa chữa hoặc thay thế món đồ không? Món đồ có dễ dàng sửa chữa hoặc thay thế khi cần không?

Lưu ý: Bạn không nên mặc thử đồ trong quá trình chọn lọc. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về món đồ nào, có thể thử lại sau cùng khi đã hoàn tất việc phân loại. Điều này giúp bạn không bị phân tâm và giữ cho quá trình chọn lọc diễn ra hiệu quả.

Trong khóa học KONMARI 101 - Ngăn nắp cho người mới bắt đầu, Nga tập trung phân tích và hướng dẫn rất chi tiết cách chọn lọc, đánh giá một món đồ để bạn có thể tự thực hiện một cách chi tiết nhất có thể. Bốn tiêu chí chọn lọc trên cũng được minh họa rất rõ ràng với nhóm phụ kiện quần áo và tủ thuốc gia đình. Bạn có thể tham gia khóa học nếu muốn hiểu sâu kỹ thuật chọn lọc theo phương pháp Konmari nhé.

 

4. Bước 4: Sắp xếp phụ kiện quần áo

Thứ tự ưu tiên khi sắp xếp:

  • Theo nhóm: Sắp xếp các phụ kiện theo từng nhóm để giữ cho chúng gọn gàng và dễ tìm. Ví dụ, tất cả giày dép nên để cùng một nơi, tất cả thắt lưng nên để ở một khu vực riêng biệt.
  • Theo kiểu dáng: Trong mỗi nhóm, hãy sắp xếp theo kiểu dáng tương tự. Ví dụ, các đôi giày thể thao nên được xếp chung với nhau, và các đôi giày cao gót nên được để cùng một chỗ.
  • Theo chất liệu: Đối với các món đồ cùng kiểu dáng, hãy sắp xếp chúng theo chất liệu. Ví dụ, giày da nên để cùng một chỗ, trong khi giày vải nên được sắp xếp riêng.
  • Theo màu sắc: Trong mỗi nhóm và theo chất liệu, sắp xếp các món đồ theo màu sắc từ tối đến sáng hoặc từ đậm đến nhạt. Điều này không chỉ giúp dễ tìm mà còn tạo nên sự hài hòa về mặt thẩm mỹ.

 

Riêng với túi xách, bạn hãy cất giữ túi xách thẳng đứng trong tủ. Nếu tủ đủ rộng, bạn hãy dành một khu vực lưu trữ riêng cho túi xách để dễ dàng nhận diện, lấy ra sử dụng. Không nên bọc túi xách trong các túi nilon vì điều này sẽ dễ dẫn đến tình trạng hấp hơi gây ẩm mốc, đặc biệt với các loại túi da. Thực tế là khi bọc chúng trong túi nilon, hay cẩn thận hơn nữa là nhét giấy báo cũ vào trong để giữ dánh cho túi sẽ khiến bạn cảm thấy ngại lấy ra sử dụng hơn vì mỗi lần lấy hay cất đi lại phải thêm các thao tác mở bọc, gói ghém lại. Cách tốt nhất là đặt túi bé vào túi lớn với phần quai hiện ra bên ngoài để giữ dáng cho túi và dễ dàng tìm kiếm.

Với các loại mũ, nếu sở hữu số lượng lớn các loại, bạn hãy đặt mũ cùng với túi xách trong tủ quần áo để tiết kiệm diện tích và tạo sự gọn gàng. Đối với số lượng ít, có thể đặt mũ tại khu vực cửa ra vào để dễ dàng sử dụng. Mũ mềm nên gấp và cất giữ thẳng đứng; mũ cứng nên treo lên hoặc đặt trong ngăn tủ để tránh bị biến dạng.

 

Cách lựa chọn khay, hộp đựng đồ lót, phụ kiện quần áo phù hợp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại khay, hộp với chất liệu và thiết kế đa dạng để bạn lựa chọn. Các chất liệu thường thấy nhất là nhựa dẻo, nhựa trong suốt, bìa cứng bọc vải, cói,... cho các loại hộp đựng phụ kiện quần áo, hộp đựng đồ lót. Dựa trên kinh nghiệm tư vấn ngăn nắp cho nhiều khách hàng, cũng như sự trải nghiệm của bản thân, dưới đây là lời khuyên JOYDY dành cho bạn để bạn có thể lựa chọn các loại khay, hộp đựng đồ lót, phụ kiện quần áo phù hợp nhất.

 

Các loại khay, hộp bạn KHÔNG NÊN sử dụng:

  • Túi hoặc hộp treo đồ lót có thể gây mất thẩm mỹ và khó lấy đồ. Chúng cũng có thể làm đồ lót bị nhăn hoặc bị hư hại.
  • Khay chia ngăn quá mềm hoặc quá cứng không linh hoạt, làm cho việc sắp xếp và lấy đồ trở nên khó khăn. Khay quá mềm có thể cần sử dụng hai tay, trong khi khay quá cứng có thể không dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu.
  • Khay có nắp gắn liền với hộp có thể gây vướng víu và mất thêm thao tác khi lấy đồ.

 

Các loại khay, hộp bạn không NÊN sử dụng:

  • Khay mở, không có nắp để dễ dàng lấy đồ và sắp xếp. Điều này giúp bạn dễ dàng tiếp cận đồ lót mà không cần mở nắp.
  • Chọn chất liệu khay phù hợp với nơi chứa, ví dụ, vải cho khay mềm, gỗ hoặc nhựa cho khay cứng. Chất liệu này nên phù hợp với cách bạn sử dụng và lưu trữ phụ kiện.
  • Kích thước khay nên linh hoạt và phù hợp với mục đích sử dụng. Khay quá lo hoặc quá cao có thể không lý tưởng; lý tưởng nhất là kích thước tương tự như hộp đựng giày để tối ưu hóa không gian và dễ dàng sắp xếp.

 

Sau khi hoàn tất việc tổ chức phụ kiện quần áo theo phương pháp KonMari, hãy chụp ảnh "after" (ảnh chụp sau khi dọn dẹp) để so sánh với ảnh "before" (ảnh chụp trước khi dọn). Điều này giúp bạn thấy sự thay đổi rõ rệt và cảm nhận được thành quả của công sức mình bỏ ra. Việc tổ chức phụ kiện không chỉ giúp không gian sống của bạn trở nên gọn gàng mà còn là một bài học về việc yêu thương và trân trọng bản thân qua chất lượng của những món đồ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể mình.

Để được hướng dẫn chi tiết về từng bước ngăn nắp phụ kiện quần áo và tối ưu hiệu quả dọn dẹp, duy trì ngăn nắp dài lâu, bạn hãy tham gia khóa học KONMARI 101 - Ngăn nắp dành cho người mới bắt đầu. Trong khóa học này, bạn không chỉ được hướng dẫn ngăn nắp phụ kiện quần áo một cách vô cùng chi tiết bởi Master Konmari Nga Mạc, mà còn hiểu được những nguyên tắc cốt lõi nhất trong phương pháp ngăn nắp Konmari để có thể áp dụng phương pháp này dọn dẹp ngăn nắp những nhóm đồ còn lại trong ngôi nhà.

Việc tổ chức không gian sống không chỉ đơn thuần là công việc dọn dẹp mà còn là một hành trình tự khám phá và tự chăm sóc bản thân. Bằng cách giữ lại những món đồ mang lại niềm vui và loại bỏ những món không còn giá trị, bạn không chỉ tạo ra một không gian gọn gàng mà còn tạo ra một môi trường sống lành mạnh và tích cực. Hãy bắt đầu ngay hôm nay và tận hưởng sự thoải mái và hài hòa mà việc tổ chức mang lại cho cuộc sống của bạn!

Chia sẻ

Bình luận

Đăng ký nhận tin