Dầu gió, hạ sốt, nhỏ mũi, bông băng,... - lúc không cần thì có mà cần thì hết hạn

  • Trang chủ
  • Blog
  • Dầu gió, hạ sốt, nhỏ mũi, bông băng,... - lúc không cần thì có mà cần thì hết hạn
image

Dầu gió, hạ sốt, nhỏ mũi, bông băng,... - lúc không cần thì có mà cần thì hết hạn

Trong tủ thuốc gia đình, các loại thuốc dự phòng như dầu gió, thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý, hay miếng dán giảm đau là những thứ rất quen thuộc. Chúng thường là "cứu tinh" khi có những tình huống sức khỏe bất ngờ. Nhưng, bạn có từng rơi vào tình huống cần dùng đến thì phát hiện chúng đã hết hạn sử dụng chưa? Vậy làm sao để chọn lọc và quản lý hiệu quả những loại thuốc dự phòng này?

1. Các loại thuốc dự phòng chung

Thuốc dự phòng chung thường bao gồm các loại:

  • Cao dầu (dầu gió, dầu xoa bóp).
  • Thuốc hạ sốt (paracetamol, ibuprofen).
  • Thuốc giảm đau (thuốc bôi ngoài da, miếng dán giảm đau).
  • Thuốc tiêu hóa (thuốc chống tiêu chảy, men tiêu hóa).
  • Thuốc da liễu (kem trị ngứa, thuốc bôi ngoài da).
  • Thuốc sát trùng (cồn y tế, dung dịch sát khuẩn).
  • Nước muối sinh lý (nhỏ mũi, súc miệng).
  • Miếng dán giảm đau (miếng dán hạ sốt, miếng dán đau vai gáy).

 

2. Tâm lý tích trữ thuốc dự phòng chung

Việc tích trữ quá nhiều thuốc dự phòng thường xuất phát từ tâm lý muốn chuẩn bị cho mọi tình huống. Tuy nhiên, điều này không chỉ làm tăng diện tích lưu trữ mà còn khiến bạn phải lo lắng về việc thuốc có thể hết hạn trước khi sử dụng hết.

Ví dụ, bạn có thể mua nhiều loại miếng dán đau cổ vai gáy khi đi du lịch nước ngoài chỉ vì được giới thiệu. Dù hiện tại không có nhu cầu sử dụng, bạn vẫn giữ lại vì tiếc rẻ. Nhưng thử nghĩ mà xem, nếu muốn dùng hết chỗ miếng dán này trước khi chúng hết hạn, mỗi thành viên trong gia đình bạn phải bị đau cổ vai gáy một lần mỗi tháng trong vòng một năm.

Thực tế, thuốc dự phòng chung chỉ nên dành cho những tình huống sức khỏe tạm thời và nên tập trung vào các sản phẩm cơ bản, quen thuộc và hiệu quả. Không nên sa đà vào việc trải nghiệm nhiều loại khác nhau, vừa tốn kém vừa khó duy trì ngăn nắp.

Đặc biệt, những loại thuốc bôi ngoài da như dầu gió, miếng dán hạ sốt, miếng dán giảm đau, thuốc mỡ… rất dễ bị "quên" hạn sử dụng. Khi sản phẩm như dầu gió hết hạn, các thành phần như menthol có thể bị phân hủy, làm giảm tác dụng của thuốc.

 

3. Lời khuyên chọn lọc và quản lý thuốc dự phòng chung hiệu quả

  • Lưu trữ tối thiểu: Chỉ cần giữ lại số lượng nhỏ, từ 1 đến 3 tùy loại, đủ để sử dụng khi cần thiết. Hết thì mua tiếp, đừng tích trữ quá nhiều.

  • Kiểm tra hạn sử dụng thường xuyên: Đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất, loại bỏ những sản phẩm đã hết hạn để tránh rủi ro cho sức khỏe.

  • Ghi chú hạn sử dụng: Dán hạn sử dụng lên chai sau khi bóc vỏ và chỉ dùng một chai trong thời gian dài. Dùng hết mới bóc chai khác để tránh bóc hàng loạt khiến khó theo dõi chất lượng sản phẩm.

 

Chọn lọc thuốc dự phòng phù hợp với số lượng đủ dùng mỗi lần sẽ giúp bạn dễ dàng duy trì ngăn nắp và chủ động hơn khi phát sinh những tình huống sức khỏe bất ngờ. Bên cạnh thuốc dự phòng chung thì trong tủ thuốc gia đình của bạn sẽ còn có cả những loại thuốc kê đơn, thuốc bổ, thực phẩm chức năng và cả những thiết bị y tế khác. Để ngăn nắp toàn bộ khu vực thuốc trong gia đình thì bạn cần tiến hành chọn lọc, sắp xếp cả những nhóm đồ thuộc danh mục thuốc kể trên.

Việc quản lý tủ thuốc gia đình không khó, nhưng cần xuất phát từ niềm tin bản thân và gia đình bạn sẽ luôn khỏe mạnh. Điều này sẽ được chia sẻ và phân tích chi tiết trong khóa học cộng đồng KONMARI 101 - Ngăn nắp cho người mới bắt đầu, giúp bạn phá bỏ, vượt qua những mâu thuẫn tư duy, cảm xúc và hành vi, tác động sâu vào niềm tin và thói quen dùng thuốc để ngăn nắp dài lâu. Hãy bắt đầu sắp xếp tủ thuốc của bạn ngay hôm nay để giữ gìn sức khỏe cho cả gia đình một cách tốt nhất nhé.

Chia sẻ

Bình luận

Đăng ký nhận tin